Bệnh án thoát vị đĩa đệm

88

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp thường gặp. Trong đó thoát vị đĩa đệm thường xảy ra nhất ở hai khu vực là đốt sống cổ và cột sống thắt lưng. Dưới đây là bệnh án thoát vị đĩa đệm, sẽ giúp người bệnh có thêm những kiến thức tổng quát về căn bệnh này.

Thoát vị đĩa đệm là trường hợp đĩa đệm bị chèn ép, dẫn tới lớp vòng sợi bao quanh đứt rách, khiến nhân nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra ngoài. Vị trí thoát vị có thể sau, trước hoặc lệch bên, nhưng phần lớn đều chèn ép vào rễ thần kinh, gây đau dữ dội.

1. Biểu hiện lâm sàng khi bị thoát vị đĩa đệm

– Lúc mới bệnh nhẹ, người bệnh chỉ cảm thấy đau mỏi khu vực cổ, vai, thắt lưng, tê buốt 2 vai.

– Sau đó người bệnh có biểu hiện tê bì chân tay, khó xoay người, cơ cạnh cột sống thắt lưng co cứng, cảm giác mỏi nhừ cột sống.

– Cơn đau tăng khi cúi, xoay người hoặc vận động mạnh, giảm khi nghỉ ngơi.

– Nếu cơn đau tập trung ở đốt sống cổ và lan dọc theo cánh tay, gây tê tay thì đó thường là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ.

– Nếu cơn đau tập trung ở vùng thắt lưng và lan dọc theo chân, gây tê chân thì đó thường là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

2. Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm

– Các xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán là: Xét nghiệm công thức máu, hóa sinh máu, tổng phân tích nước tiểu, X quang tim phổi.

– Các xét nghiệm chẩn đoán chuyên khoa như: X quang cột sống thắt lưng, chụp CT cột sống, chụp cộng hưởng từ cột sống.

– Dựa vào chụp phim MRI (chụp phim cộng hưởng từ) có thể chẩn đoán bệnh một cách chính xác.

 

3. Phương pháp chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

– Trường hợp bệnh nhẹ, bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định điều trị nội khoa bằng các phương pháp như:

+ Dùng thuốc (thuốc Tây hoặc thuốc Đông y).

+ Châm cứu bấm huyệt, kéo giãn cột sống, vật lý trị liệu…

+ Thể dục trị liệu với các bài tập chuyên biệt và các môn thể thao phù hợp.

+ Sắp xếp chế độ nghỉ ngơi hợp lý, cùng chế độ ăn khoa học, đầy đủ dinh dưỡng.

– Trường hợp bệnh nặng, không thể điều trị nội khoa, thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật ngoại khoa. Các phương pháp phẫu thuật thường dùng là phẫu thuật hở truyền thống, phẫu thuật nội soi đĩa đệm, phẫu thuật tiêm chích xơ đĩa đệm, phương pháp laser, giảm áp chọc đĩa đệm qua da… Thông thường những trường hợp biến chứng nguy hiểm như bị hội chứng đuôi ngựa, hội chứng chèn ép tủy cấp, thoát vị đĩa đệm độ IV (cơn đau nặng, chèn ép rễ thần kinh)… thì sẽ được chỉ định phẫu thuật.

 

4. Phòng bệnh thoát vị đĩa đệm

Các tư thế sinh hoạt, lao động, nghỉ ngơi không đúng đều là nguyên nhân dẫn tới bệnh thoát vị đĩa đệm và làm bệnh nặng thêm. Do vậy, để phòng ngừa, chúng ta cần lưu ý những điều sau:

– Tránh ngồi trong tư thế gò ép vì dễ gây tổn thương đĩa đệm. Tránh ngồi cong vẹo, ngồi cúi người ra trước, ngồi lâu một vị trí… sẽ làm tăng áp lực lên đĩa đệm, gây ra tổn thương.

– Những động tác như đứng khom lưng, vươn với… sẽ tác động xấu tới đĩa đệm, từ đó gây ra tổn thương.

– Không nên đứng, ngồi lâu một vị trí, mà thi thoảng nên đi lại, vận động nhẹ nhàng để làm giảm áp lực cho đĩa đệm, phòng tránh thoái hóa đĩa đệm.

– Không bê vác vật nặng, tập luyện quá sức, dễ gây tổn thương đĩa đệm.

– Nên thường xuyên luyện tập các bài thể dục phù hợp để nâng cao sức khỏe xương khớp, làm chậm quá trình thoái hóa và hạn chế nguy cơ thoát vị đĩa đệm.

Kết quả có thể khác nhau tuỳ theo cơ địa từng người